1. TRỊ TRẤN CHƯ PRÔNG:

 
2. XÃ BÀU CẠN:
             Xã Bàu Cạn được thành lập theo Nghị định số 65/1998/NĐ-CP ngày 21/8/1998 của Chính phủ, trên cơ sở điều chính 1.300 ha diện tích tự nhiên và 2.900 nhân khẩu của xã Ia Phìn; 1.400 ha diện tích tự nhiên và 900 nhân khẩu của xã Thăng Hưng.
             Diện tích: Diện tích đất tự nhiên rộng 3.358,76 ha, trong đó 1.467,7 ha là đất sản xuất.
             Dân số: 1605 hộ/ 6405 khẩu, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số: Jrai 69 hộ/273 Khẩu, Bana 2 hộ/ 8 khẩu, Tày  13 hộ/ 43 khẩu, Mường 12 hộ/46 Khẩu, Sê đăng 22 hộ/ 107 Khẩu, Nuøng, 23 hộ/ 81 khẩu, Thái 8 hộ/ 30 khẩu, Khơ Me 2 khẩu.      
             Vị trí địa lý: Bàu Cạn là một xã nằm về phía Bắc của huyện Chư Prông.
                                - Phía Bắc giáp: xã Gào (thành phố Pleiku).
                                - Phía Đông Nam giáp: xã Ia Phìn.
                                - Phía Tây giáp: xã Thăng Hưng
             Trên địa bàn xã Bàu Cạn có các danh thắng như Thác Đội 3 (thác Bàu Cạn), Hồ thủy lợi thôn Tây Hồ, Nhà máy thủy điện Bàu Cạn, Hồ Bàu Nai, Hồ Đội 2, Nhà máy chè Bàu Cạn…
Xã Bàu Cạn có 6 thôn: Bình An, Đoàn Kết, Ia Muer, Tây Hồ....
3. XÃ THĂNG HƯNG
Xã Thăng Hưng thuộc huyện Chưprông – tỉnh Gia Lai. Xã nằm trên tuyến đường quốc lộ 19 (một trong những tuyến đường giao thông quan trọng của nước ta), cách trung tâm thành phố Pleiku 24km và cách cửa khẩu biên giới Campuchia 60km.
 

1. Diện tích: 3893,22 ha.
2. Dân số: 6.845 người; số hộ: 1.569 hộ
3. Vị Trí địa lý:
- Phía Bắc giáp xã Bàu Cạn
- Phía Nam giáp thị trấn Chưprông
- Phía Đông giáp xã Iaphìn
- Phía Tây giáp xã Bình Giáo.
Với địa hình chủ yếu là đồi núi đất đỏ badan, khí hậu chỉ có hai mùa là mùa khô và mùa mưa. Xã chủ yếu trồng cây công nghiệp dài ngày như: cà phê, cao su, hồ tiêu, điều.
Thành phần dân tộc chủ yếu là người Kinh và người Gia Rai. Hiện nay, Xã được chia làm 07 thôn, trong đó có 03 thôn là đồng bào dân tộc thiểu số. Thành phần tôn giáo của xã cũng đa dạng, bao gồm 04 đạo: đạo Phật, đạo Công giáo, đạo Tin lành và đạo Cao đài.
4. XÃ BÌNH GIÁO
5. XÃ IA DRANG.
6 XÃ IA BĂNG.
 
Xã Ia Băng được thành lập từ năm 1979, diện tích tự nhiên của xã 3.913,43 ha. Xã có 05 dân tộc sinh sống gồm dân tộc Kinh, Jrai, Mường, Thái… Tổng số hộ 1.469 hộ.
     Dân số: Đến tháng 9 năm 2017 toàn xã có 6.650 khẩu (số liệu thống kê 9 tháng đầu năm 2017), trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 29%  chủ yếu là người Jrai, dân tộc kinh chiếm  71 %.
     Vị trí địa lý: Ia Băng là một xã nằm về phía Đông Bắc của huyện Chư Prông.
     - Bắc giáp: xã Chư H’drông (thành phố Pleiku).
     - Nam giáp: xã Ia Glai (huyện Chư Sê).
     - Đông giáp: xã Ia Tiêm (Chư Sê)
     - Tây giáp: xã Ia Phìn (Chư Prông).
      Xã Ia Băng có 09 thôn, làng gồm: Phú Tân; Phú Vinh; Phú Mỹ; Phú Thanh;  làng Bạk; làng Kuao; làng Klãh; làng Phun và làng Băng.
 
7. XÃ IA BANG
8. XÃ IA PHÌN
             Xã Ia Phìn nằm ở phía bắc huyện Chư Pông, tỉnh Gia Lai, có diện tích tự nhiên 4.180,9 ha, có tọa độ địa lý từ 13042’27”, đến 13046’10” vĩ bắc; 107051’50” đến 107056’30” kinh đông.
             Trung tâm xã nằm ở thôn Hoàng Tiên, trên trục đường tỉnh lộ 663, cách trung tâm huyện 5 km. Phía đông Ia Phìn giáp xã Ia Băng, phía tây giáp xã Thăng Hưng và xã Ia Drăng, phía nam giáp xã Ia Kly và thị trấn Chư Prông, phía bắc giáp xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông.
             Hệ thống giao thông qua xã Ia Phìn có tổng chiều dài trên 109 km. Trong đó có tỉnh lộ 663, nối từ Bàu Cạn vào thị trấn Chư Prông và đi vào quốc lộ 14 tại Phú Mỹ (huyện Chư Sê) có chiều dài khoảng 23 km. Đoạn qua xã Ia Phìn dài 8 km, qua các thôn Hoàng Ân (1 km), Hoàng Yên (1,8 km), Hoàng Tiên (1,2 km), Bản Tân (1,5 km), làng Grang (2.5km). Hiện  nay đây là tuyến giao thông quan trọng nhất đối với cư dân Ia Phìn. Đường tỉnh lộ xuyên qua trung tâm xã, mở lối thông thương thuận lợi giữa xã với thị trấn Chư Prông (huyện lỵ Chư Prông) và thành phố Pleiku, trung tâm kinh tế, chính trị của tỉnh. Ngoài ra, trên địa bàn xã còn có đường liên xã đi Ia Băng dài 11,9 km; đường trục liên thôn, liên làng được bê tông hóa một phần, có chiều dài 13,7 km; đường ngõ, xóm dài 32,9 km; các trục đường chính nội đồng dài 48,3 km.
9. XÃ IA O
             Xã Ia O là một xã nông nghiệp thuộc vùng III của Huyện Chư Prông – Tỉnh Gia Lai. Cách trung tâm văn hóa xã hội huyện 12 km. Với tổng diện tích tự nhiên của toàn xã là 3.623,22 ha, dân số  4094 người, trong đó dân tộc thiểu số chiếm  81 % dân số toàn xã có ranh giới với  các xã như sau:
             - Phía đông giáp xã Ia Boòng.
             - Phía tây giáp xã Ia Kriêng (huyện Đức Cơ).
             - Phía nam giáp xã Ia Púch.
             - Phía bắc giáp xã Ia Drăng.
10. XÃ IA PÚCH
             Xã Ia Púch là xã biên giới vùng sâu, vùng đặc biệt khó khăn, có chung 10,2km đường biên với nước bạn Campuchia.
             Vị trí địa lý: Nằm cách trung tâm thị trấn Chư Prông 25 km về hướng Tây Nam.
             + Phía Đông giáp xã Ia Boòng và xã Ia Me
             + Phía Tây giáp Campuchia
             + Phía Nam giáp xã Ia Mơr
             + Phía Bắc giáp xã Ia O và xã Ia Kriêng - Đức Cơ.
             Tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã 26.730,06 ha; có 04 thôn làng đồng bào dân tộc thiểu số; có 05 doanh nghiệp trồng cao su, 01 Ban quản lý rừng phòng hộ và 01 đồn Biên phòng Ia Púch, 01 tiểu đoàn huấn luyện của BCH biên phòng Gia Lai đứng chân trên địa bàn xã.
11. XÃ IA LÂU
             Xã Ia Lâu là một xã của huyện Chư Prông cách trung tâm huyện 50 km về phía đông Nam, hiện nay tổng diện tích đất tự nhiên là 12.088,33 ha, có 14 dân tộc anh em sinh sống với tổng số 2182 hộ, 10.260 khẩu, dân tộc thiểu số chiếm 92%, phân bố ở 13 thôn làng, trong đó có 02 làng đồng bào dân tộc Jrai.
             Phía đông tiếp giáp xã Ia Hla của huyện Chư Sê và xã Ia Blứ của huyện Chư Pưh.
             Phía tây tiếp giáp xã Ia Mơr.
             Phía nam tiếp giáp xã Ia Piơr.
             Phía bắc tiếp giáp xã Ia Ga.
             Toàn xã có 13 thôn làng: Thôn 1, Thôn 2, Thôn 3, Thôn 4, Thôn 7, Thôn Lũng Vân, Thôn Bắc Thái, Thôn Pác Bó, Thôn Cao Lạng, Thôn Phố Hiến, Thôn Đồng Tiến, Làng Tu, Làng Đút.
12. XÃ IA GA
Xã Ia Ga được tách ra từ một phần của xã Ia Pia  kết hợp với một phần xã Ia Lâu vào năm 2002.  Xã nằm về phía Nam của huyện Chư Prông, nằm trên tuyến tỉnh lộ 665 và có các tuyến đường liên xã đi xã Ia Lâu, đi xã Ia Vê thông thương sang huyện Chư Pưh, có tiềm năng đất đai phong phú là lợi thế để phát triển kinh tế nông lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, chế biến nông lâm sản. Tuy nhiên mật độ dân cư còn thấp, chủ yếu dân cư của xã phân bổ dọc theo hai bên trục đường tỉnh lộ 665, là xã thuần nông sản xuất nông nghiệp là chính. Có vị trí quan trọng về kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng . Tổng diện tích đất tự nhiên có trên 12381.36 ha, trong đó đất nông nghiệp 11907.19 ha chiếm 96% diện tích.
          Tính đến tháng 10 năm 2019, toàn xã có 06 thôn làng với 1.160 hộ 4.837 khẩu; (Trong đó: DTTS: 823 hộ, 3.477 khẩu, chiếm 72% dân số toàn xã). Tổng số trẻ em được sinh ra trong năm là 84 trẻ (trong đó sinh con thứ 3: 14  người, chiếm tỷ lệ 17 %). Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,4%.
13. XÃ IA PIA
Xã Ia Pia là xã vùng 2 nằm ở phía Đông Nam của huyện Chư Prông, cách trung tâm huyện khoảng 20 km, có trục đường tỉnh lộ 665 đi qua. Với vị trí địa lý như sau:
Phía Đông giáp xã Ia Vê;
Phía Tây giáp xã Ia Me;
Phía Nam giáp xã Ia Ga;
Phía Bắc giáp xã Ia Me.
Tổng diện tích tự nhiên : 4.543,87  ha. Dân số toàn xã có 1.254 hộ với 5.677 khẩu, trong đó dân tộc kinh 2.982 khẩu, đồng bào dân tộc thiểu số 2.596 khẩu.. Đơn vị hành chính xã gồm 15 thôn làng, với 10 làng đồng bào dân tộc thiểu số và 5 thôn người kinh. Trong nhiệm kỳ qua, xã đã tách thành lập thêm 02 thôn làng mới: Thôn Bình Tân và làng Hát  2.
14. XÃ IA TÔR

15. XÃ IA KLY

16. XÃ IA PIƠR

17. XÃ IA BÒONG
Xã Ia Boòng là một xã thuần nông nằm ở phía Tây nam của huyện, cách trung tâm thị trấn Chư Prông khoảng 9km. Có vị trí địa lý như sau: Phía Đông giáp xã Thị trấn Chư Prông; Phía Tây giáp xã Ia Púch; Phía Nam giáp xã Ia Me; Phía Bắc giáp các xã Ia O và Ia Drăng. Tổng diện tích tự nhiên là 5.201,12 ha. Trong đó: Đất sản xuất nông nghiệp 4.627,89 ha; đất lâm nghiệp 189,02ha; đất nuôi trồng thủy sản 13,2ha; đất phi nông nghiệp 312,3ha (đất ở 49,68 ha); đất chưa sử dụng 58,6 ha. Đặc thù của xã là đất đỏ Bazan nên rất thuận lợi cho việc phát triển các loại cây nông nghiệp, công nghiệp như: Cao su, Cà phê, Hồ tiêu....Vì vậy phần lớn người dân nơi đây sống bằng nghề chăn nuôi, trồng trọt và một bộ phận người dân là công nhân của công ty TNHHMTV cao su Chưprông.
 
Tổng dân số hiện có1.469 hộ, 6.471 nhân khẩu, gồm có 02 dân tộc sinh sống đan xen giúp đỡ lẫn nhau là dân tộc kinh và dân tộc Jarai. Trong đó dân tộc jarai 747 hộ = 3.410 khẩu chiếm tỷ lệ trên 52,7% dân số, có 3.607 người trong độ tuổi lao động. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trong năm là 1,65%. Địa bàn xã được phân bố thành 12 thôn làng với 03 thôn kinh và 09 làng đồng bào dân tộc thiểu số. Là xã có trên 52% là đồng bào dân tộc thiểu số và có 01 làng đặc biệt khó khăn nên trình độ mặt bằng dân trí thấp và không đồng đều, đời sống của nhân dân gặp nhiều khó khăn.
18. XÃ IA MƠ

19. XÃ IA VÊ

20. XÃ IA ME

 

 
Quá trình hình thành và Phát triển >> Cơ cấu tổ chức các đoàn thể >>
Lịch sử lãnh đạo qua các thời kỳ >> Chức năng - nhiệm vụ >>
Cơ cấu tổ chức Huyện ủy >> Các phòng ban chuyên môn >>
Cơ cấu tổ chức HĐND >> UBND các xã, thị trấn >>
Cơ cấu tổ chức UBND >> Hộp thư điện tử >>
ĐĂNG KÝ NHẬN TIN

customer-service.png THÔNG TIN LIÊN HỆ:

1478004194_map-icon.png Địa chỉ:
16 Trần Phú, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai
1490597482_Phone.png Điện thoại: 02693.843.680
1478004801_fax-(1).png  Fax: 02693....
1478004004_Mail.png  Email: ubndchuprong@gialai.gov.vn
 
contract-(4).png THÔNG TIN BẢN QUYỀN:

Bản quyền thuộc về
UBND huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai
Chịu trách nhiệm chính: 
Ông Từ Ngọc Thông - Phó Chủ tịch UBND huyện
Giấy phép số: 04/GP-TTĐT ngày 26/6/2015 của Sở Thông tin và Truyền thông


 Chung nhan Tin Nhiem Mang
   Copyright © 2017 
Trang chủ | Tin tức Liên hệ | Mobile | Site map icontop.png