Chư Prông sau 5 năm triển thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI)

Chư Prông sau 5 năm triển thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW  Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI)

Thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09 tháng 6 năm 2014 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, Ban Thường vụ Huyện ủy Chư Prông đã ban hành  ngay các văn bản chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện đó là: Kế hoạch số 57-KH/HU của Ban Thường vụ Huyện ủy về tổ chức học tập, quán triệt và xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện Nghị quyết Trung ương (khóa XI) và Kết luận số 90-KL/TW của Bộ Chính trị (khóa XI); Chương trình số 45-CT/HU, ngày 13 tháng 8 năm 2014 về thực hiện Nghị quyết 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Chỉ đạo Ban Tuyên giáo Huyện ủy xây dựng kế hoạch, phối hợp với các cơ quan tuyên truyền của huyện , đội ngũ báo cáo viên, cấp ủy địa phương triển khai đến toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn huyện, kết quả 100% chi, đảng bộ tổ chức học tập, quán triệt nghị quyết; chỉ đạo các tổ chức cơ sở Đảng, chính quyền và các đoàn thể xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai, đề ra các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp sát với địa phương, đơn vị trong từng giai đoạn để thực hiện có hiệu quả, gắn việc tổ chức thực hiện Nghị quyết 33-NQ/TW của Đảng với thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.
 

Trên cơ sở đó xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện được các cấp ủy đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện, góp phần tích cực trong xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Huyện đã thường xuyên chỉ đạo công tác tuyên truyền, giáo dục tinh thần yêu nước,  kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, của quê hương, xây dựng và hình thành lối sống có ý thức tự trọng, tự chủ, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật; nêu cao tinh thần trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với bản thân, gia đình và xã hội nhằm từng bước xây dựng con người Chư Prông ngày càng phát triển toàn diện, hướng tới "chân - thiện - mỹ". Cùng với đó công tác đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao trong những năm qua được đẩy mạnh. Đến nay, trên địa bàn huyện có 01 Nhà thi đấu đa năng; 01 Thư viện huyện: 01 Quảng trường huyện, 01 sân vận động đây là nơi tổ chức, diễn ra các sự kiện quan trọng của huyện và cũng là nơi vui chơi, giải trí, thể dục thể thao của Nhân dân trên địa bàn huyện. 17/20 xã có điểm bưu điện - văn hoá xã (riêng Thị trấn có Bưu điện huyện, 2 xã Ia Băng và Bàu Cạn có chi nhánh Bưu điện) đạt 100% số xã có điểm bưu điện văn hóa; hệ thống thư viện (gồm thư viện, phòng đọc sách, tủ sách) là 90 đơn vị, trong đó số phòng đọc sách cơ sở (xã, thị trấn, trường học) có 89 đơn vị và 24.174 đầu sách tại Thư viện huyện có 10 bộ vi tính kết nối mạng internet; 12/20 xã có nhà văn hóa; Trong đó có 06 xã đã thành lập được Trung tâm Văn hóa - Thể thao cấp xã. Các thiết chế văn hóa, thể thao cơ bản đáp ứng được nhu cầu vui chơi, giải trí của nhân dân.

Công tác giáo dục - đào tạo luôn được các các ủy Đảng từ huyện xuống cơ sở  thường xuyên quan tâm chỉ đạo, do đó chất lượng giáo dục không ngừng được tăng lên, việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ không chỉ trong ngành gáo dục mà ngay cả cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động cũng được đẩy mạnh thực hiện, cơ bản đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của địa phương.

Phong trào "Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa" tiếp tục đạt được những kết quả quan trọng, chất lượng ngày càng được nâng lên. Việc xây dựng gia đình, thôn, làng, cơ quan, trường học văn hóa đã có tác động tích cực đến đời sống văn hóa ở cơ sở, cổ vũ các phong trào thi đua yêu nước trên tất cả các lĩnh vực xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện. Môi trường văn hóa từng bước được cải thiện, các thiết chế văn hóa được quan tâm đầu tư gắn với tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Các hủ tục lạc hậu gây ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số từng bước được hạn chế và từng bước được xóa bỏ. Văn hóa trong sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo được khuyến khích, nhất là trong công tác từ thiện, nhân đạo. Hiện nay, theo thống kê toàn huyện có 17.802 gia đình văn hóa đạt tỷ lệ 61,60% tăng 13,20% so với năm 2014) với trên 700 gia đình văn hóa đã làm giàu từ sản xuất nông nghiệp hàng hóa, mở mang ngành, nghề; 113 thôn, làng, tổ dân phố văn hóa đạt tỷ lệ 62,7%; 100% thôn, làng, tổ dân phố xây dựng được hương ước, quy ước có 54/133 cơ quan, đơn vị, trường học đạt chuẩn văn hóa đạt tỷ lệ 39,29%.

Hoạt động văn hóa, văn nghệ quần chúng ở cơ sở diễn ra sôi nổi, thiết thực, thu hút đông đảo cán bộ, đảng viên, công chức và nhân dân tham gia. Hoạt động của hệ thống thư viện, phòng đọc từ cơ sở đến huyện đã cơ bản đáp ứng nhu cầu đọc của các tầng lớp nhân dân. Các hoạt động văn hóa chủ yếu là tổ chức văn nghệ chào mừng, hội thi, hội diễn; cấp huyện tổ chức được từ 2 đến 3 chương trình; cấp xã từ 1 đến 3 chương trình/xã. Ngành văn hóa phối hợp với các đoàn nghệ thuật (Đoàn nghệ thuật Đam San, Đội thông tin lưu động tỉnh, một số đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp) về phục vụ nhân dân trong huyện, mỗi năm tiếp nhận 2 đến 3 đoàn  tới phục vụ từ 8 đến 10 buổi biểu diễn, thu hút hàng ngàn người tới xem.

Công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa thế giới, di tích văn hóa, lịch sử trên địa bàn huyện được quan tâm chỉ đạo và đạt được những kết quả quan trọng, nhất là phục vụ cho công tác phát triển kinh tế du lịch, giáo dục truyền thống văn hóa, lịch sử. Nhiều công trình nghiên cứu về văn hóa, lịch sử có giá trị đã phát huy tác dụng trong đời sống xã hội. Văn hóa đặc trưng của các đồng bào dân tộc thiểu số từng bước được khôi phục, bảo tồn và phát triển. Toàn huyện hiện có 136 nhà sinh hoạt cộng đồng; có 67 đội cồng chiêng Jrai, 01 đội chiêng Mường, 84 đội văn nghệ dân gian thường xuyên sinh hoạt biểu diễn thu hút đông đảo người dân tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao ở cộng đồng. Các di sản văn hoá vật thể và phi vật thể trên địa bàn: có 426 bộ cồng chiêng, trong đó chủ yếu là loại Aráp có 351 bộ, chiêng cải tiến 63 bộ, Mtrum Kbao 09 bộ, Chiêng Mông (Bảo Đại) 03 bộ; văn hóa phi vật thể có 12 người biết sử dụng và lưu giữ nét đặc sắc riêng của dân tộc mình, sưu tầm về lễ hội có lễ Pơthi (Lễ bỏ mả); về tục lệ có phong tục cưới hỏi của người Jrai, lễ cúng lúa mới, cúng giọt nước và 06 chuyện kể khan,...Huyện tổ chức rà soát, kiểm kê 05 di tích đề nghị lập hồ sơ khoa học xếp hạng di tích cấp tỉnh giai đoạn 2018-2025, gồm: Thác Ia Drăng (xã Ia Drang); Làng Bak 1 (xã Ia Phìn); Cứ điểm Chiến thắng 771 làng Siu (xã Ia Me); Di tích khảo cổ và khu vực lân cận tại Làng Gà (xã Ia Boòng) và địa điểm thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên của Tỉnh Gia Lai tại xã Bàu Cạn.

Giá trị văn hóa trong hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng được giữ gìn, Nhân dân tôn trọng. Hoạt động giao lưu, thăm hỏi giữa chính quyền với các tổ chức tôn giáo trên địa bàn được duy trì, góp phần tăng cường mối quan hệ gắn bó giữa chính quyền với giáo dân. Dân chủ trên các lĩnh vực của đời sống xã hội được mở rộng; công tác tiếp dân giữa lãnh đạo các cấp với Nhân dân được triển khai. Những việc làm thiết thực hướng về cội nguồn, công tác đền ơn đáp nghĩa, từ thiện, nhân đạo, giúp đỡ người hoạn nạn, khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, các phong trào của các tầng lớp Nhân dân đã trở thành phong trào quần chúng rộng rãi, góp phần phát triển văn hóa - xã hội, củng cố vững chắc khối đại đoàn kết toàn toàn dân.

Trong những năm gần đây, kinh tế - xã hội có bước phát triển, nhờ biết ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất nên trên địa bàn huyện xuất hiện nhiều hộ gia đình biết làm kinh tế, có tư tưởng tiến bộ, có sự cải thiện đáng kể về đời sống vật chất và tinh thần. Nhiều hộ gia đình có tivi, đầu thu vệ tinh, vi tính, xe máy, xe công nông…; xuất hiện nhiều hình thức dịch vụ thể thao, đặc biệt là hình thức sân bóng đá mini cỏ nhân tạo, sân bóng chuyền nên số lượng thanh niên tập luyện thể thao ngày một tăng; Nhân dân tham gia nhiệt tình các hoạt động văn hóa, thể thao do thôn, làng, xã tổ chức.Tỷ lệ dân số tham gia tập luyện thể dục thể thao thường xuyên toàn huyện đạt khoảng 32%; tỷ lệ hộ gia đình tham gia tập luyện thể dục thể thao đạt 20%.
 
Tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết 33-NQ/TW trong 5 năm qua ở huyện Chư Prông, Ban thường vụ huyện ủy cũng đã chỉ ra một số tồn tại, đó là: Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ trong lĩnh vực văn hoá c?n nhiều hạn chế, các thiết chế văn hoá cơ sở thiếu đồng bộ; độ; Nguồn nhân lực còn hạn chế về trình độ chuyên môn và nghiệp vụ quản lý, do đó chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ đề ra; một số lĩnh vực chưa được quan tâm đầu tư phát triển, đặc biệt là lĩnh vực du lịch và  công tác sưu tầm, bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống; các chỉ tiêu về thôn, làng, tổ dân phố văn hóa, số người tập luyện thể thao, thiết chế văn hóa các cấp đạt, song chất lượng chưa cao; các hoạt động văn hóa, thể thao ít được tổ chức; công tác thông tin, tuyên truyền chưa đảm bảo; môi trường văn hoá trên địa bàn còn bị tác động xấu bởi các tệ nạn xã hội, gây khó khăn cho công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức trong đối tượng thanh thiếu niên; việc tổ chức ma chay, cưới xin, lễ hội của đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn gây lãng phí, tốn kém, lạc hậu.

Để tiếp tục triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 33-NQ/TW trong thời gian tới, Ban Thường vụ Huyện ủy Chư Prông sẽ chỉ đạo các tổ chức cơ sở đảng trực thuộc tiếp tục quán triệt các quan điểm, nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp chủ yếu của Nghị quyết số 33-NQ/TW và Chương tr?nh số 45-CT/HU, ngày 13 tháng 8 năm 2014 của Ban Thường vụ Huyện ủy về thực hiện Nghị quyết 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với lĩnh vực văn hóa; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà  nước về văn hóa, thông tin. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và quản lý các hoạt động văn hóa,  kinh doanh dịch vụ văn hóa và xử lý nghiêm các hoạt động, hành vi vi phạm; coi trọng công tác tuyển dụng công chức có chuyên môn, am hiểu về lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, có năng khiếu, thẩm mỹ trong lĩnh vực văn hóa, thể thao; Tăng mức đầu tư cho văn hóa, thông tin, thể thao; bố trí kinh phí phù hợp cho các chương trình mục tiêu lớn, cho hoạt động sáng tạo văn hóa, nghệ thuật, xác định việc đầu tư này là đầu tư cho phát triển bền vừng trên địa bàn toàn huyện./.
                                                                             Bài: Nguyễn Đình Lương
                                                                     Trưởng Ban Tuyên giáo 

Quay lại