Huyện Chư Prông: Với cuộc vận động làm thay đổi nếp nghĩ cách làm

14/12/2015
         Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững” do Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh phát động đến nay đã đi vào đời sống của bà con nhân dân với các nội dung thiết thực. Nhận thức của người dân đã được nâng lên, họ đã chủ động hơn trong lao động sản xuất, tinh toán chi tiêu hợp lý hơn trong gia đình, biết học hỏi kinh nghiệm và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất; đầu tư chăm sóc đúng thời vụ vì vậy năng suất được nâng lên.

Những năm trước gia đình anh Siu Ngheng ở làng Bạc 1 xã Ia Phìn- huyện Chư prông luôn trong vòng luẩn quẩn của đói nghèo chạy ăn từng bữa, con cái không được học hành tới nơi tới chốn. Từ năm 2011 qua cuộc vận động “ Làm thay đổi nếp nghĩ cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững” gia đình anh đã từng bước vươn lên thoát khỏi đói nghèo và đang dần có tích lũy. Anh Ngheng tâm sự: “ Mặc dù gia đình có 5 sào cà phê nhưng lại chẳng có thu nhập vì thực chất mình không nắm được kỹ thuật chăm cây cà phê như thế nào, hơn nữa lại không có điều kiện để đầu tư nên vườn cây đã xuống cấp cây không có trái. Gia đình chán nản và gần như bỏ hoang, cuộc sống cứ bấp bênh và nghèo đói. Nhà mình thường xuyên thiếu gạo ăn mỗi khi giáp hạt.”
Từ khi được tham gia các buổi tuyên truyền, vận động thay đổi nếp nghĩ, cách làm do Ủy ban MTTQ huyện, xã tổ chức và quan trọng hơn nữa là được hỗ trợ vật tư  phân bón, được hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc cải tạo cây cà phê thì đời sống của gia đình anh đã dần thay đổi. Vụ mùa 2014 với 5 sào cà phê đã cho thu hoạch 5 tấn quả tươi trị giá hơn 40 triệu đồng. Đây là kết quả sau gần 2 năm miệt mài cố gắng áp dụng khoa học kỹ thuật, đầu tư chăm bón đúng thời vụ. 
2.png
Siu Ngheng hướng dẫn bà con cách chăm sóc cây cà phê. Ảnh Lê Thị Phú
         Hay như gia đình anh Siu Giâu ở xã Ia Drăng qua cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững” gia đình anh đã vươn lên thoát nghèo. Bản thân anh là một người nông dân hay lam hay làm, chịu thương chịu khó nhưng cuộc sống vẫn cơ cực, năng suất sản lượng cây trồng thu về chẳng được là bao, gia đình vẫn thiếu ăn. Chỉ từ khi anh được tham gia các buổi tuyên truyền vận động, tư vấn giúp đỡ hỗ nghèo về nếp nghĩ, cách làm, chọn giống cây trồng, vật nuôi phù hợp với khả năng của từng gia đình do MTTQ huyện tổ chức thì anh mới nhận ra vì sao gia đình anh luôn đói nghèo. Được sự hỗ trợ của MTTQ các cấp anh đã bắt tay vào cải tạo, chăm sóc cho vườn cà phê, đầu tư chăn nuôi, rào vườn trồng các loại rau để cải thiện bữa ăn gia đình. Đến nay chẳng những gia đình đã có cái ăn mà anh còn biết tính toán chi tiêu để giành vốn  đầu tư chăm sóc cây trồng cho vụ sau. Năm 2014 gia đình anh đã thoát nghèo.
         Chư Prông là huyện miền núi, biên giới với dân số trên 113.230 ngàn người, gồm 19 dân tộc sinh sống ở 181 thôn làng. Trong đó dân tộc thiểu số tại chỗ chiếm 47%, các dân tộc khác chiếm hơn 50%. Những năm qua bà con các dân tộc trong huyện luôn đoàn kết gắn bó tương thân tương ái giúp đỡ, hỗ trợ nhau trong lao động sản xuất cùng phát triển kinh tế nâng cao đời sống. Tuy nhiên do vùng đồng bào dân tộc thiểu số có trình độ dân trí, trình độ lao động thấp, một số phong tục tập quán canh tác lạc hậu còn tồn tại. Khả năng tiếp cận khoa học kỹ thuật, công nghệ còn hạn chế nên tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn khá cao chiếm tỷ lệ: 79%. Từ thực tế này, Ủy ban MTTQ huyện đã chủ động phối hợp với chính quyền và các tổ chức thành viên đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động đến đoàn viên, hội viên, các tầng lớp nhân dân về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Thông qua các buổi họp dân, các hội nghị sơ, tổng kết thôn, làng; lồng ghép qua các hội thi, trong các tiêu chí của cuộc vận động “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” , phong trào xây dựng nông thôn mới...các cuộc vận động gắn với các chương trình hoạt động, các phong trào của đơn vị mình, ngành mình như Hội Nông dân với phong trào “Gia đình nông dân thi đua SXKD giỏi, giúp nhau xóa đói giảm nghèo và làm giàu chính đáng” Hội Cựu chiến binh có phong trào “ Cựu chiến binh làm kinh tế giỏi”, Hội phụ nữ với phong trào “ 5 không, 3 sạch”....nhận thức của người dân dần thay đổi. Đặc biệt là việc tư vấn giúp đỡ hộ nghèo về nếp nghĩ, cách làm, chọn giống cây trồng, vật nuôi phù hợp với khả năng của từng gia đình. Từ các mô hình điểm, người dân được hướng dẫn cụ thể trong việc chăm sóc cây trồng, vật nuôi như: Chăm bón cà phê, rào lại vườn, cải tạo vườn trồng các loại rau, củ, quả để cải thiện bữa ăn; làm chuồng trại nhốt gia súc không thả rông, vệ sinh nhà của sạch sẽ, thực hiện ăn chín uống xôi.v..v...Mặt khác tranh thủ sự hỗ trợ và huy động được các nguồn lực từ nhiều kênh trên địa bàn như các dự án từ các chương trình của Chính phủ về phục vụ dân sinh, an sinh xã hội và của các doanh nghiệp để thực hiện cuộc vận động “  Làm thay đổi nếp nghĩ cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”. Qua đây đã góp phần xóa hộ đói, giảm hộ nghèo trên địa bàn huyện. Nếu như năm 2011 tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện là 21% thì đến hết năm 2014 đã giảm xuống còn 12,35%.  Ước đến cuối năm 2015 này con số đó chỉ còn 10,35%.
         Thực tế qua 4 năm triển khai thực hiện cuộc vận động nhận thức của người dân đã được nâng lên, họ đã chủ động hơn trong lao động sản xuất, tinh toán chi tiêu hợp lý hơn trong gia đình, biết học hỏi kinh nghiệm và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Biết cách đầu tư chăm sóc đúng thời vụ vì vậy năng suất được nâng lên và đặc biệt là người dân đã biết tận dụng trong chi tiêu, giành dụm tiết kiệm để chủ động mua phân bón chăm sóc cây trồng vụ sau và quan trọng hơn nữa là những phong tục lạc hậu trong sinh hoạt đã dân xóa bỏ như ăn bốc, tục chôn chung, thực hiện ăn chín uống sôi...mọi người đã biết đoàn kết thương yêu nhau, giúp đỡ nhau lúc khó khăn hoạn nạn, có trách nhiệm nuôi dưỡng con cái ăn học, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; đưa trẻ đến trường đúng độ tuổi...
                                                                         Lê Thị Phú
                                             Ủy viên Thường trực MTTQ huyện Chư Prông
ĐĂNG KÝ NHẬN TIN

customer-service.png THÔNG TIN LIÊN HỆ:

1478004194_map-icon.png Địa chỉ:
16 Trần Phú, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai
1490597482_Phone.png Điện thoại: 02693.843.680
1478004801_fax-(1).png  Fax: 02693....
1478004004_Mail.png  Email: ubndchuprong@gialai.gov.vn
 
contract-(4).png THÔNG TIN BẢN QUYỀN:

Bản quyền thuộc về
UBND huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai
Chịu trách nhiệm chính: 
Ông Từ Ngọc Thông - Phó Chủ tịch UBND huyện
Giấy phép số: 04/GP-TTĐT ngày 26/6/2015 của Sở Thông tin và Truyền thông


 Chung nhan Tin Nhiem Mang
   Copyright © 2017 
Trang chủ | Tin tức Liên hệ | Mobile | Site map icontop.png