Chư Prông bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa cồng chiêng

09/08/2019
Với 21 dân tộc anh em cùng sinh sống, huyện Chư Prông hiện có 48,61 % dân số là người dân tộc thiểu số. Trong đó dân tộc ja Rai chiếm 33%. Do đó ở Chư Prông hiện nay, việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trong đó có cồng chiêng được đặc biệt quan tâm.

Mỗi khi làng, xã có công việc lớn thì biểu diễn cồng chiêng là điều không thể thiếu, bao giờ đội cồng chiêng cũng được biểu diễn trước các tiết mục văn nghệ khác, nhiều khi cồng chiêng lại là tiết mục “đinh” đặc sắc để kết thúc một buổi biểu diễn văn nghệ, một chương trình lễ hội hay một chương trình giao lưu nào đó. Khi tiếng cồng chiêng vang lên là lập tức thu hút đông đảo người dân tập trung theo dõi. Những âm thanh vừa quen, vừa lạ, khi trầm hùng, khi rộn rã vang xa, những vũ điệu lúc khoan thai lúc dồn dập theo nhịp chiêng nhịp, nhịp cồng; những vòng xoang cứ nhịp nhàng khép lại trong sự uyển chuyển của các cô giá Ja Rai. Trong không khí sôi động đầy mầu sắc của không gian lễ hội cồng chiêng, mỗi người đều có thể cảm nhận được ở đó một sự hứng khởi, một nguồn năng lượng dồi dào; những cô giá Ja rai da nâu trong bộ váy thổ cẩm nhịp nhàng theo điệu xoang huyền bí, những chàng trai Ja rai khỏe mạnh, vạm vỡ ngực trần đóng khố đang hòa quện cả tâm hồn và thể xác vào từng nhịp chiêng, nhịp trống. Qua mỗi tiết mục cồng chiêng người ta còn có cơ hội tìm hiểu thêm về những lễ hội của người Ja rai như Lễ hội đâm trâu, Lễ bỏ mả hay lễ mừng lúa mới…  Cũng cần nói thêm rằng ở Chư Prông ngoài cồng chiêng của người ja rai thì còn có một số cồng chiêng của các dân tộc anh em khác, tất cả đều đang được bảo tồn và phát huy một cách tốt nhất. Huyện luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho văn hóa cồng chiêng phát huy mạnh mẽ thông qua các lễ hội của đồng bào các dân tộc thiểu số hay tổ chức những cuộc liên hoan cồng chiêng từ cơ sở.
Toàn huyện hiện có 136 nhà sinh hoạt cộng đồng, 67 đội cồng chiêng Ja Rai, 01 đội cồng chiêng Mường, 84 đội văn nghệ dân gian thường xuyên sinh hoạt, biểu diễn thu hút đông đảo người dân tham gia góp phần thúc đẩy các hoạt động văn hóa, văn nghệ ở cộng đồng, tăng cường thêm tình đoàn kết gắn bó giữa cộng đồng các dân tộc anh em. Đã có nhiều những liên hoan cồng chiêng mà ở đó cả đội chiêng của người Ja Rai và đội chiêng của người Mường cùng tham gia biểu diễn. Không chỉ những tiết mục, những bài cồng chiêng cổ mà cả những bài mới được sáng tác, biên soạn để ca ngợi Đảng, Bác Hồ, ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước, ca ngợi con người, vùng đất Tây nguyên cũng luôn được khuyến khích để cồng chiêng ngày càng phát huy nét đẹp, bản sắc của mình.
Theo thống kê trên địa bàn toàn huyện Chư Prông hiện có 426 bộ cồng chiêng, trong đó chủ yếu là loại Aráp có 351 bộ, Mtrum Kbao 09 bộ, chiêng Mông 03 bộ…trên đại bàn còn 12 người biết sử dụng và lưu giữ nét riêng đặc sắc của dân tộc mình như sưu tầm về lễ hội Pơ thi (lễ bỏ mả), về phong tục cưới hỏi ủa người Ja Rai, lễ cúng lúa mới, cúng giọt nước, kể Khan…
Để phát huy bản sắc văn hóa cồng chiêng, những năm qua huyện Chư Prông không chỉ dừng lại ở việc lưu giữ mà còn luôn quan tâm đến việc khai thác và sử dụng có hiệu quả loại hình này. Vì vậy, việc mở lớp truyền dạy cồng chiêng cho thế hệ trẻ là một trong những giải pháp mang tính lâu dài đã được các cơ sở quan tâm và triển khai thực hiện.
 
Đội cồng chiêng “nhí” của các em thiếu nhi tham gia biểu diễn tại huyện.
 
Theo anh Kpui Hồ Công Thông – Bí Thư Huyện đoàn Chư Prông thì hiện nay 20/20 xã đã có đội hình cồng chiêng thanh thiếu niên do Đoàn thanh niên tổ chức, tiêu biểu như xã Ia Boòng hiện có 7 đội cồng chiêng “nhí”. Mỗi đội từ 20 đến 30 em nhỏ tuổi từ 5 đến 14 tham gia học và biểu diễn, tùy vào điều kiện thực tế mà các đội cồng chiêng sẽ tập trung tập luyện mỗi tuần từ 2 đến 3 buổi. 
Chị Mai Thị Mỹ Duyên – Bí thư đoàn xã Ia Boòng cho biết, hướng dẫn các em là những nghệ nhân cồng chiêng trong làng, hoặc là các đồng chí Bí thư chi bộ, Trưởng thôn (họ là những người biết đánh cồng chiêng).
Ngoài việc phát huy bảo tồn văn hóa cồng chiêng; khơi dậy, giáo dục truyền thống tốt đẹp cho thế hệ trẻ thì các lớp cồng chiêng “ nhí” như ở Ia Boòng còn là sân chơi lành mạnh giúp các em có điều kiện giao lưu, học tập lẫn nhau trên nhiều mặt.
                                                                                      
                                                                                            Bài, ảnh: Khánh Linh
ĐĂNG KÝ NHẬN TIN

customer-service.png THÔNG TIN LIÊN HỆ:

1478004194_map-icon.png Địa chỉ:
16 Trần Phú, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai
1490597482_Phone.png Điện thoại: 02693.843.680
1478004801_fax-(1).png  Fax: 02693....
1478004004_Mail.png  Email: ubndchuprong@gialai.gov.vn
 
contract-(4).png THÔNG TIN BẢN QUYỀN:

Bản quyền thuộc về
UBND huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai
Chịu trách nhiệm chính: 
Ông Từ Ngọc Thông - Phó Chủ tịch UBND huyện
Giấy phép số: 04/GP-TTĐT ngày 26/6/2015 của Sở Thông tin và Truyền thông


 Chung nhan Tin Nhiem Mang
   Copyright © 2017 
Trang chủ | Tin tức Liên hệ | Mobile | Site map icontop.png