Xây dựng nông thôn mới

14/11/2020
   Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới đang trong thời kỳ chuyển tiếp giữa hai giai đoạn, vừa nỗ lực chạy nước rút về đích vừa chuẩn bị cho hành trình “chạy bền” tiếp theo. 
Năm 2020 được xác định là năm bản lề của Chương trình xây dựng Nông thôn mới. Đây là thời điểm để đánh giá lại những gì đã thực hiện trong giai đoạn 2016 – 2020 và chuẩn bị cho giai đoạn mới 2021 – 2025. Ban chỉ đạo Trung ương Chương trình xác định có hai nhiệm vụ trọng tâm.
Thứ nhất, tập trung đôn đốc, kiểm tra, rà soát để hoàn thành mục tiêu cao nhất của Chương trình trong giai đoạn 2016 – 2020. Mặc dù nhiều mục tiêu cơ bản chúng ta đã đạt và vượt yêu cầu của Quốc hội và Chính phủ đặt ra trước thời hạn 1,5 năm, tuy nhiên để tạo đà cho giai đoạn mới, các địa phương cần tiếp tục phấn đấu để đạt được những mục tiêu cao hơn.
Nhiệm vụ trọng tâm thứ hai là chuẩn bị các điều kiện cần thiết để trình cấp có thẩm quyền thông qua Chương trình giai đoạn 2021 – 2025. Theo đó, phải xây dựng các đề án nhằm hoàn thiện khung khổ pháp lý, cơ chế chính sách hỗ trợ việc thực hiện Chương trình giai đoạn tiếp theo.
Mục tiêu cơ bản của giai đoạn tới là phấn đấu có tối thiểu 80% số xã đạt chuẩn NTM, hiện con số này là 60%. Tuy nhiên, 40% còn lại lại là những xã rất khó khăn. Trong các giải pháp triển khai chương trình giai đoạn 2021 – 2025, giải pháp đầu tiên là tăng cường nguồn lực, hướng đến mục tiêu không còn xã dưới 15 tiêu chí và trong 15 tiêu chí đó phải đạt được các tiêu chí về hạ tầng thiết yếu tác động trực tiếp đến người dân như giao thông, thủy lợi, môi trường, công nghệ thông tin… Bên cạnh đó, ngoài việc tăng cường công tác tuyên truyền, vận động để thay đổi, nâng cao nhận thức của người dân thì chúng ta phải hỗ trợ để đẩy mạnh các mô hình tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Chẳng hạn như hiện nay có rất nhiều địa phương có quỹ đất lớn thì chúng ta có thể chuyển đổi từ trồng rừng kém hiệu quả, cây giá trị thấp sang trồng rừng cây gỗ lớn có giá trị cao hoặc chuyển đổi sang mô hình cây ăn quả (bưởi, cam, ổi, mít, xoài…) Đồng thời, đầu tư vùng nguyên liệu, đường giao thông, hệ thống thủy lợi... Cũng trong nội dung về kinh tế, chúng ta phải thúc đẩy các hoạt động sản xuất nông nghiệp và thủ công nghiệp, trong đó chú trọng chương trình OCOP, hướng tới góp phần phát huy được sản phẩm đặc sản truyền thống của từng vùng miền và nâng cao thu nhập người dân gắn với phát huy được tiềm năng du lịch nông thôn của các xã, huyện ở vùng khó khăn. Chúng tôi cũng rút ra được bài học kinh nghiệm rằng phải tăng cường bố trí luân chuyển cán bộ có năng lực. Ví dụ như chọn cán bộ cấp sở, ngành có năng lực đưa về làm lãnh đạo chủ chốt cấp huyện ở các vùng khó khăn; chọn cán bộ có tâm huyết, có năng lực ở phòng ban cấp huyện về lãnh đạo chủ chốt cấp xã. Có như vậy thì mới có thể biến những nguyên tắc, những giải pháp thành hành động cụ thể ở cấp xã, cấp huyện chứ không chỉ dừng trên các văn bản.
Với các giải pháp tổng thể về tăng nguồn lực đầu tư, hỗ trợ chuyển đổi mô hình kinh tế nông thôn cùng giải pháp về cán bộ, Chương trình xây dựng NTM ở những vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số sẽ có nhiều khởi sắc, từng bước theo kịp tiến độ xây dựng NTM của cả nước trong thời gian tới.
ĐĂNG KÝ NHẬN TIN

customer-service.png THÔNG TIN LIÊN HỆ:

1478004194_map-icon.png Địa chỉ: 16 Trần Phú, huyện Chư Prông
, tỉnh Gia Lai
1490597482_Phone.png Điện thoại: (0269).3843 680
1478004801_fax-(1).png  Fax: (0269)......
1478004004_Mail.png  Email: ubndchuprong@gialai.gov.vn
 
contract-(4).png THÔNG TIN BẢN QUYỀN:

Bản quyền thuộc về UBND huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai
Chịu trách nhiệm chính: Ông Từ Ngọc Thông - Phó Chủ tịch UBND huyện
Giấy phép số: 04/GP-TTĐT ngày 26/6/2015 của Sở Thông tin và Truyền thông
   Copyright © 2018 
Trang chủ | Tin tức | Liên hệ | Site map icontop.png