Chư Prông: Nhìn lại 10 năm thực hiện Đề án Đào tạo nghề

01/12/2020
Là một huyện biên giới nằm về phía Tây Nam của tỉnh Gia Lai, có 42 km đường biên giới giáp Vương quốc Campuchia, diện tích tự nhiên rộng, khoảng 169.551,56 ha, có 19 xã và 1 thị trấn (trong đó có 3 xã đặc biệt khó khăn), 146 thôn làng, tổ dân phố, người dân tộc thiểu số chiếm 48%. Hiện nay dân số toàn huyện trên 130.937 người; lực lượng lao động trong độ tuổi tương đối dồi dào với 76.937 người. Thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về dạy nghề, giải quyết việc làm, hạn chế thất nghiệp, trong những năm qua, các cấp, các ngành huyện Chư Prông luôn coi trọng công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm là nhiệm vụ cấp bách, lâu dài, là giải pháp quan trọng trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa.


Một lớp đào tạo nghề điện được mở tại xã Ia Púch
 
Khi triển khai thực hiện đề án, đứng trước thực trạng lực lượng lao động dồi dào nhưng chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ cao, sau khi có đề án của Trung ương, của tỉnh, việc triển khai đề án tại huyện nhận được sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên, của Huyện uỷ, UBND huyện và sự tham gia tích cực của các ngành, các địa phương trong toàn huyện. Thực hiện kế hoạch đào tạo nghề giai đoạn 2010-2020, hàng năm UBND huyện Chư Prông đã chỉ đạo Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội, các đơn vị liên quan chủ động rà soát nhu cầu học nghề của người dân làm cơ sở tham mưu  cho UBND huyện ban hành kế hoạch đào tạo nghề cho LĐNT kịp thời. Song song với đó, các ngành và địa phương thường xuyên tuyên truyền, tư vấn về học nghề và việc làm cho LĐNT theo Đề án được duyệt. Các ngành, đoàn thể thông qua các buổi sinh hoạt đã lồng ghép phổ biến các nội dung liên quan đến công tác dạy, học nghề, các chính sách ưu đãi hỗ trợ khác của Đảng và Nhà nước về công tác đào tạo nghề cho LĐNT… Trung tâm Giáo dục Nghề nghiệp – Giáo dục Thường xuyên huyện là đơn vị được giao chức năng triển khai công tác dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện,  trong thời gian qua luôn chủ động bám sát thực tế cơ sở, tích cực triển khai công tác tư vấn, tuyển sinh mở lớp và luôn thực hiện hoàn thành chỉ tiêu đào tạo nghề theo kế hoạch được giao.Trong giai đoạn 2010-2015, thực hiện Đề án, huyện đã mở được 91 lớp với 2.141 người tham gia học với các nghề đào tạo: Trồng và chăm sóc cây cà phê, hồ tiêu cạo mủ cao su, sửa chữa máy cày công suất nhỏ, sửa chữa điện dân dụng, nghề xây dựng. Trong đó, nghề phi nông nghiệp với 22 lớp, dạy nghề cho 561 lao động; nghề nông nghiệp với 69 lớp, dạy nghề cho 1.580 lao động. Lao động tham gia học nghề phần lớn là người dân tộc thiểu số, tỷ lệ này chiếm gần 95%. Lao động tham gia học nghề là nữ giới chiếm trên 28%.  Trong giai đoạn 2016 -2020 huyện đã mở được 36 lớp  dạy nghề cho 1.063 lao động nông thôn. Trong đó, nghề phi nông nghiệp với 17 lớp, dạy nghề cho 490 lao động; nghề nông nghiệp với 19 lớp, dạy nghề cho 573 lao động. Tỷ lệ lao động tham gia học nghề là người dân tộc thiểu số chiếm gần 98%. Lao động tham gia học nghề là nữ giới chiếm gần 37%. Ngoài công tác đào tạo nghề thường xuyên ngắn hạn cho lao động nông thôn, UBND huyện đã quan tâm chương trình đào tạo nghề cho lao động trình độ sơ cấp. Tại các lớp học nghề, các học viên sau khi học lý thuyết sẽ được thực hành ngay trên mô hình thực tế, giúp họ có điều kiện vận dụng vào sản xuất thực tiễn tại địa phương. Nhờ vậy, sau khi học xong, người lao động có cơ hội áp dụng những kiến thức đã học vào lao động sản xuất, nâng cao hiệu quả lao động, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và gia đình. Trong 10 năm thực hiện đề án, huyện đã mở được 43 lớp dạy nghề trình độ sơ cấp cho 1.116 lao động. Tỷ lệ lao động qua đào tạo (trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề) ngày càng tăng, năm 2010: 20% (10%); năm 2015 đạt 26% (15%); năm 2019 đạt 43% (25,4%) và ước thực hiện đến cuối năm 2020 đạt 45% (26,2%). Công tác đào tạo nghề cho LĐNT trên địa bàn huyện Chư Prông thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả khích lệ đã góp phần nâng cao trình độ tay nghề cho lao động nói chung và LĐNT nói riêng. Qua đó, người lao động được lựa chọn những ngành nghề phù hợp với gia đình và bản thân, phát huy được những điều đã học để áp dụng vào quá trình sản xuất, bảo đảm tạo việc làm và thu nhập ổn định, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Trong thời gian tới, huyện Chư Prông tiếp tục gắn đào tạo nghề cho lao động nông thôn với các chương trình giải quyết việc làm, xóa đói, giảm nghèo, chương trình xây dựng nông thôn mới và các chương trình kinh tế - xã hội khác. Tiếp tục thực hiện các chính sách khuyến khích, đẩy mạnh việc huy động nguồn lực từ xã hội hóa, từ doanh nghiệp đối với công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Nhân rộng các mô hình đào tạo phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực phục vụ sản xuất, kinh doanh và dịch vụ góp phần phát triển kinh tế và giảm nghèo bền vững.
                                                                               Bài, ảnh: Thùy Liên
ĐĂNG KÝ NHẬN TIN

customer-service.png THÔNG TIN LIÊN HỆ:

1478004194_map-icon.png Địa chỉ: Xã Ia O, huyện Chư Prông
, tỉnh Gia Lai
1490597482_Phone.png Điện thoại: (0269)....
1478004801_fax-(1).png  Fax: (0269)......
1478004004_Mail.png  Email: iao.chuprong@gialai.gov.vn
 
contract-(4).png THÔNG TIN BẢN QUYỀN:

Bản quyền thuộc về UBND huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai
Chịu trách nhiệm chính: Ông Từ Ngọc Thông - Phó Chủ tịch UBND huyện
Giấy phép số: 04/GP-TTĐT ngày 26/6/2015 của Sở Thông tin và Truyền thông
   Copyright © 2018 
Trang chủ | Tin tức | Liên hệ | Site map icontop.png