GIOITHIEU.png
 
huyen_Chu_Prong.jpg
Chư Prông là một huyện của tỉnh Gia Lai, huyện lỵ là thị trấn Chư Prông. Tên huyện được đặt theo tên ngọn núi cao nhất vùng - núi Chư Prông. Chư Prông theo tiếng Jrai có nghĩa là "ngọn núi lớn", "chư" là ngọn núi, "prông" là lớn.
        1. Diện tích: 169.391,3 ha.  

        2. Dân số: 135.771 người.
        3. Vị trí địa lý:
        - Bắc giáp: Đức Cơ, Ia Grai, thành phố Pleiku, Đăk Đoa.
        - Nam giáp: huyện Ea Súp, tỉnh Đăk Lăk.
        - Đông giáp: các huyện Chư Sê, Chư Pưh.
        - Tây giáp: Cam Pu Chia (đường biên giới chung với chiều dài 36,311km).
        4. Đơn vị hành chính cấp xã, trị trấn: 20 (1 thị trấn, 19 xã).
        - Thị trấn: Chư Prông.
        - Các xã: Ia Băng, Ia Boòng, Ia Lâu, Ia Me, Ia Mơ, Ia O, Ia Pia, Ia Púch, Ia Phìn, Ia Tôr, Ia Vê, Bàu Cạn, Bình Giáo, Thăng Hưng, Ia Bang, Ia Kly, Ia Drang, Ia Ga, Ia Piơr.

5. Tổng quan kinh tế - văn hoá - xã hội:

Thị trấn Chư Prông là nơi tập trung các cơ quan hành chính của huyện, gồm Huyện ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ và các cơ quan khác. Trường THPT Lê Quý Đôn là trường lớn nhất tại Chư Prông nằm trên đường Nguyễn Trãi. ngoài ra còn có trường Trung học phổ thông Trần Phú (xã Thăng Hưng), trường Trung học phổ thông Plei Me (xã Ia Ga), trung học cơ sở Chu Văn An và hệ thống các trường tiểu học.


Chư Prông là nơi đã diễn ra chiến thắng nổi tiếng diễn ra cách đây hơn 55 năm đó là chiến thắng Plei Me oanh liệt và hiện nay đã trở thành điểm tham quan, du lịch. Đến với Chư Prông bạn có thể thấy những ngọn đồi với bạt ngàn cà phê, cao su và Hồ tiêu, bạn còn có thể đến thăm thác 7 bậc tại xã Ia Phìn, các điểm du lịch của huyện như nông trường Chè Bàu Cạn, Hồ Ia Mơ, Hồ thủy lơi Plei Pai…

Giai đoạn 2015-2020, kinh tế huyện Chư Prông tăng trưởng khá, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân là 10,5%/năm, tăng 1,95% so với Nghị quyết và tăng 2,92% so với giai đoạn 2010-2015. Thu nhập đầu người năm 2020 đạt 42,5 triệu đồng, tăng 1,5 lần so với năm 2015. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, đến cuối năm 2020, tỷ trọng ngành nông, lâm, thủy sản đạt 49,73%; công nghiệp – xây dựng đạt 22,85%, tăng 6,04% so với giai đoạn 2010-2015; thương mại dịch vụ đạt 27,43% tăng 6,78% so với iai đoạn 2010-2015. Đến cuối năm 2020, tổng diện tích gieo trồng toàn huyện là 74.442ha, tăng 0,8% so với năm 2015. Đối với chương trình mỗi xã một sản phẩm thì huyện có 8 sản phẩm được UBND tỉnh công nhận sản phẩm OCCOP cấp tỉnh và được đánh giá đạt 3 sao, cùng với đó, tại huyện cũng đã hình thành một số mô hình “Nông hội” trên địa bàn. Ngành chăn nuôi tiếp tục duy trì tốt, công tác phòng chống dịch được chú trọng, huyện đã triển khai thực hiện lai hóa 50% đàn bò, 85% đàn heo, tính đến cuối năm 2020 huyện có tổng đàn gia súc là 62.490 con. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới có nhiều tiến bộ và đạt được kết quả khá tích cực. Đến cuối năm 2020, trên địa bàn huyện có 7 xã đạt chuẩn nông thôn mới gồm: Bàu Cạn, Ia Phìn, Ia Băng, Ia Drang, Ia Boòng, Thăng Hưng và Ia Lâu đạt 140% so với mục tiêu đề ra. Cùng với đó, huyện cũng chú trọng chỉ đạo xây dựng làng Nông thôn mới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tính đến cuối năm 2020, toàn huyện có 6 thôn, làng đạt chuẩn làng nông thôn mới. Tính đến nay, huyện đã cấp được 41.059 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, với diện tích trên 36.644ha, đạt trên 93% diện tích cần cấp. Công nghiệp, xây dựng có bước phát triển khá; tốc độ tăng trưởng khá; tại huyện đã từng bước hình thành một số cụm công nghiệp. Hệ thống cơ sở hạ tầng trên địa bàn tiếp tục được quan tâm đầu tư, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh trên địa bàn. Công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch được chú trọng thực hiện, đến nay 100% các xã đã hoàn thành quy hoạch nông thôn mới, hoàn thành bổ sung quy hoạch chung Thị trấn, quy hoạch điều chỉnh sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất năm đầu của điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết các khu dân cư tại địa bàn các xã, thị trấn. Thương mại - dịch vụ tiếp tục tăng trưởng, cơ bản đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất, gắn với nhu cầu đời sống dân sinh…

Các lĩnh vực văn hóa – xã hội, giáo dục và đào tạo, y tế tiếp tục có bước phát triển. Quy mô trường, lớp được sắp xếp đúng theo tinh thần Nghị quyết số 19, ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Ban Chấp hành Trung ương về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả của các đơn vị sự nghiệp công lập. Năm học 2020-2021 toàn huyện có 61 trường học, trong đó: công lập là 60, tư thục 1, giảm 7 đơn vị sự nghiệp công lập và giảm 47 điểm trường so với năm 2015. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học được quan tâm đầu tư mới. Tỷ lệ huy động học sinh các cấp học đến lớp, chất lượng giáo dục được nâng lên. Tỷ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia là 47,36%, vượt chỉ tiêu Nghị quyết đề ra. Công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân; phòng chống dịch bệnh được chú trọng; cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế được quan tâm đầu tư, từng bước phục vụ tốt hơn nhu cầu khám và điều trị bệnh cho nhân dân. Đến cuối năm 2020, toàn huyện có 4,2 bác sỹ/vạn dân, đạt 70% Nghị quyết, tăng 1 bác sỹ so với năm 2015; tỷ lệ giường bệnh đạt 20,53 giường/vạn dân; 100% xã, thị trấn đạt tiêu chí quốc gia về y tế xã; tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 90,06%. Các hoạt động văn hóa, thể thao, thông tin và truyền thông luôn hướng về cơ sở, góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho nhân dân. Cùng với đó, huyện cũng chú trọng thực hiện đầy đủ, kịp thời chế độ cho các đối tượng chính sách, người có công, đảm bảo an sinh xã hội cho nhân dân cũng như thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, giải quyết việc làm, đào tạo nghề. Tình hình an ninh chính trị – trật tự an toàn xã hội và Quốc phòng an ninh trên địa bàn huyện ổn định.


Trong giai đoạn 2020 - 2025 toàn huyện phấn đấu đạt các chỉ tiêu cơ bản sau: Tiếp tục huy động mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển; khai thác hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh của huyện; chú trọng phát triển nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ đảm bảo kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững; tập trung đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh gắn với nâng cao đời sống vật chất, văn hóa tinh thần cho nhân dân; đẩy mạnh thu hút đầu tư, nhất là thu hút đầu tư năng lượng tái tạo (năng lượng gió, năng lượng mặt trời) gắn với phát triển du lịch. Triển khai đồng bộ các giải pháp giảm nghèo bền vững, nhất là giảm nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số. Giữ vững ổn định chính trị - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội; tăng cường công tác đối ngoại, giữ vững chủ quyền biên giới quốc gia. Tiếp tục đổi mới toàn, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền. Phấn đấu hoàn thành đạt và vượt mức chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh giai đoạn 2021 - 2025 đã đề ra. Các chỉ tiêu chủ yếu: (1) Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân: 11 - 12%/năm. (2) Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2025 là: 70 triệu đồng. (3) Cơ cấu kinh tế: Nông, lâm, ngư nghiệp là 40,36%; công nghiệp - xây dựng là 28,80%; dịch vụ là 30,84%. (4) Tổng vốn đầu tư toàn xã hội: 22.500 tỷ đồng. (5) Thu ngân sách trên địa bàn tăng bình quân hằng năm: 12%. (6) Tổng sản lượng lương thực có hạt đến năm 2025 là: 91.400 tấn. (7) Tỷ lệ hộ nghèo năm 2025 còn dưới 3%. (8) Số xã đạt chuẩn nông thôn mới đến năm 2025 là 12 xã; số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao là 02 xã; số thôn, làng đạt chuẩn nông thôn mới là 15 thôn, làng. (9) Tỷ lệ lao động qua đào tạo là: 60%. (10) Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế: 92%. (11) Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là: 1,25%/năm. (12) Số xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế là: 19 xã (100%); số bác sỹ/vạn dân: 4,96 bác sỹ; số giường bệnh/vạn dân: 20,67 giường. (13) Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia: 70%. (14) Tỷ lệ che phủ rừng đến năm 2025 là 39,5%. (15) Tỷ lệ số hộ dân được sử dụng nước hợp vệ sinh là: 97%. (16) Tỷ lệ xử lý chất thải rắn ở đô thị được thu gom: 98%. (17) Tỷ lệ xã, thị trấn vững mạnh về quốc phòng - an ninh: 100%. (18) Tỷ lệ các cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường, xã, thị trấn đạt tiêu chuẩn “An toàn vệ sinh, trật tự” hằng năm: >85%.
                       
Quá trình hình thành và Phát triển >> Cơ cấu tổ chức các đoàn thể >>
Lịch sử lãnh đạo qua các thời kỳ >> Chức năng - nhiệm vụ >>
Cơ cấu tổ chức Huyện ủy >> Các phòng ban chuyên môn >>
Cơ cấu tổ chức HĐND >> UBND các xã, thị trấn >>
Cơ cấu tổ chức UBND >> Hộp thư điện tử >>
ĐĂNG KÝ NHẬN TIN

customer-service.png THÔNG TIN LIÊN HỆ:

1478004194_map-icon.png Địa chỉ:
16 Trần Phú, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai
1490597482_Phone.png Điện thoại: 02693.843.680
1478004801_fax-(1).png  Fax: 02693....
1478004004_Mail.png  Email: ubndchuprong@gialai.gov.vn
 
contract-(4).png THÔNG TIN BẢN QUYỀN:

Bản quyền thuộc về
UBND huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai
Chịu trách nhiệm chính: 
Ông Từ Ngọc Thông - Phó Chủ tịch UBND huyện
Giấy phép số: 04/GP-TTĐT ngày 26/6/2015 của Sở Thông tin và Truyền thông


 Chung nhan Tin Nhiem Mang
   Copyright © 2017 
Trang chủ | Tin tức Liên hệ | Mobile | Site map icontop.png