CHƯ PRÔNG TÁI ĐÀN LỢN SAU “DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI”

23/04/2020
Trong năm 2019, huyện Chư Prông đã xảy ra 02 đợt Dịch tả lợn châu Phi trên 55 hộ gia đình của 18 thôn, làng thuộc 04 xã Ia Mơ, Ia Piơr, Bình Giáo và Ia Lâu, với tổng số con lợn mắc bệnh, chết và tiêu hủy 1.085 con, trọng lượng khoảng 59.203 kg. Trước diễn biến phức tạp và nguy cơ lây lan nhanh của dịch bệnh, chính quyền địa phương đã nhanh chóng, kịp thời chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, các đơn vị liên quan, các doanh nghiệp và người dân chung sức, triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để khống chế dịch bệnh, bảo vệ đàn vật nuôi. Theo số liệu thống kê từ Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện, đến cuối năm 2019, các địa phương đã sử dụng 700 lít hóa chất Benkocid, 26.695 kg vôi bột và thành lập 12 chốt kiểm dịch động vật để ngăn chặn và chống dịch. Ngoài ra, huyện và các địa phương đã quan tâm hỗ trợ người chăn nuôi bị thiệt hại do dịch tả lợn châu Phi  với số tiền hỗ trợ 1.667.296.000 đồng.

 
Tái đàn lợn sau đợt Dịch tả lợn Châu Phi. Ảnh minh hoạ
 
Ngay sau khi xã Ia Lâu, xã cuối cùng trên địa bàn huyện công bố hết Dịch tả lợn Châu Phi vào ngày 13/12/2019, UBND huyện đã khẩn trương chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, các đơn vị liên quan và địa phương bám sát địa bàn, tiếp tục phối hợp với UBND các xã kiểm tra, giám sát, hướng dẫn các hộ chăn nuôi bị DTLCP khi tái đàn lợn phải đảm bảo các tiêu chí theo đúng quy định; thường xuyên tổ chức các buổi tuyên truyền cho người dân về việc tự chủ động phòng bệnh cho đàn vật nuôi, phòng các bệnh nguy hiểm như Dịch tả lợn Châu Phi, dịch Lở mồm long móng trên gia súc, dịch cúm gia cầm, bệnh Dại chó, mèo; vận động và hướng dẫn người dân áp dụng các biện pháp chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, các biện pháp phòng, trị bệnh cho vật nuôi. Đồng thời, thực hiện chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, thúc đẩy phát triển các đối tượng vật nuôi khác phù hợp với điều kiện sản xuất cũng như nhu cầu thực tế của địa phương, sử dụng hiệu quả cơ sở chuồng trại chăn nuôi và chuẩn bị tốt cho công tác tái đàn lợn, mở rộng chăn nuôi đảm bảo theo quy trình an toàn sinh học và, góp phần đảm bảo, ổn định như cầu thị trường trong việc cung ứng sản phẩm thịt lợn trong và ngoài địa bàn huyện. Kết quả đạt được, tính đến thời điểm hiện tại toàn huyện có tổng đàn gia súc, gia cầm khoảng 272.554 con.
 

Các tiểu thương bên quầy thịt lợn. Ảnh minh hoạ
 
Tuy nhiên, trước tình hình thị trường đã liên tục đẩy giá thịt lợn hơi tăng lên mức cao kỷ lục (Từ 35.000đ/kg lên đỉnh điểm trên 100.000 đ/kg) và hiện nay đang dao động 77.000 – 90.000đ/kg (cao hơn từ 7.000 – 20.000đ/kg theo chủ trương giảm giá thịt lợn của Chính phủ).Việc giá thịt lợn tăng cao là nguyên nhân tác động đến tâm lý người chăn nuôi trong việc tái đàn, tăng đàn và mở rộng chăn nuôi trong khi điều kiện chăn nuôi ở nhiều hộ chưa được cải thiện. Vì vậy, còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ dịch bệnh có thể tái xuất hiện trên địa bàn. Trước tình hình đó, để đảm bảo việc tái đàn, tăng đàn, mở rộng chăn nuôi đảm bảo đúng theo quy định góp phần bình ổn giá thịt lợn trên thị trường, Ủy ban nhân dân huyện đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, các đơn vị liên quan và các địa phương phải chủ động, phối hợp với các hội, đoàn thể huyện trong việc xây dựng kế hoạch phát triển chăn nuôi tại địa bàn, tiếp tục triển khai Hướng dẫn số 1544/UBND-NL ngày 04/10/2019 của UBND huyện về việc hướng dẫn khôi phục chăn nuôi bằng phương pháp tái đàn và chuyển đổi vật nuôi để người dân biết và thực hiện, Kế hoạch số 121/KH-UBND ngày 13/11/2019 của UBND huyện về việc tái đàn lợn sau khi công bố hết Dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn, Công văn số 620/UBND –NL ngày 14/4/2020 về việc hướng dẫn tái đàn, tăng đàn lợn đảm bảo an toàn sinh học; tuyên truyền, vận động, phổ biến, hướng dẫn người chăn nuôi các biện pháp phòng chống DTLCP, định hướng cho người chăn nuôi trong việc tái đàn, mở rộng chăn nuôi theo quy trình trong đó tập trung hướng dẫn các biện pháp chăn nuôi đảm bảo an toàn sinh học; Đồng thời, tăng cường công tác quản lý chăn nuôi tại địa phương, kiểm tra, kiểm soát, chặt chẽ các hộ, cơ sở chăn nuôi, buôn bán, giết mổ thịt lợn trên địa bàn, áp dụng các chế tài xử lý theo Luật Thú y năm 2015 đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm trong lĩnh vực chăn nuôi và kiểm soát dịch bệnh. Bên cạnh đó, khuyến khích các tổ chức tín dụng, ngân hàng cần tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ, cho vay vốn để doanh nghiệp, trang trại, gia trại đủ điều kiện tái đàn, tăng đàn, mở rộng mô hình  nuôi lợn an toàn dịch bệnh; hướng dẫn các cơ sở sản xuất lợn giống tăng cường sản xuất, nhân giống, cung ứng lợn giống có chất lượng và an toàn dịch bệnh, tuyên truyền người dân tuyệt đối không mua lợn giống trôi nổi trên thị trường, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo an toàn trong khi nuôi.
 
Bài, ảnh: Minh Anh
ĐĂNG KÝ NHẬN TIN

customer-service.png THÔNG TIN LIÊN HỆ:

1478004194_map-icon.png Địa chỉ:
16 Trần Phú, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai
1490597482_Phone.png Điện thoại: 02693.843.680
1478004801_fax-(1).png  Fax: 02693....
1478004004_Mail.png  Email: ubndchuprong@gialai.gov.vn
 
contract-(4).png THÔNG TIN BẢN QUYỀN:

Bản quyền thuộc về
UBND huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai
Chịu trách nhiệm chính: 
Ông Từ Ngọc Thông - Phó Chủ tịch UBND huyện
Giấy phép số: 04/GP-TTĐT ngày 26/6/2015 của Sở Thông tin và Truyền thông


 Chung nhan Tin Nhiem Mang
   Copyright © 2017 
Trang chủ | Tin tức Liên hệ | Mobile | Site map icontop.png