Chư Prông: Nhiều giải pháp chủ động đảm bảo nguồn nước tưới cho cây trồng

28/03/2023
Trong những năm qua, các địa phương trong huyện Chư Prông đã triển khai tốt công tác tuyên truyền, hướng dẫn sản xuất và tổ chức vận động người dân gieo trồng sớm, vì vậy những diện tích lúa vụ Đông Xuân thường xuyên bị hạn đến nay cơ bản đã được khắc phục, không còn tình trạng hạn cuối vụ xảy ra ảnh hưởng đến lúa. Diện tích gieo trồng vụ Đông Xuân 2022-2023 trên địa bàn huyện là 2.868 ha cây trồng các loại, trong đó: Lúa nước là 1.863 ha; rau các loại là 570 ha; dưa hấu: 235 ha; đậu các loại: 200 ha

Để chủ động triển khai thực hiện các giải pháp phòng chống hạn trong vụ Đông Xuân 2022 – 2023 đảm bảo thực hiện thắng lợi kế hoạch đề ra, Ủy ban Nhân dân huyện đã xây dựng Kế hoạch phòng, chống hạn cho vụ Đông Xuân 2022 – 2023. Đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện đã cùng các cán bộ Phòng NN và PTNT huyện đi kiểm tra tình hình nước tưới phục vụ cho sản xuất ở một số xã.
 

Đồng chí Từ Ngọc Thông - Ủy viên Ban Thường vụ HU, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện ( Người thứ ba bìa trái) đang kiểm tra cánh đồng lúa Đông Xuân của nông dân.
 
UBND huyện cũng đã dự báo tình hình thời tiết; nhận định những diện tích sản xuất vụ Đông Xuân có thể xảy ra hạn, theo đó, diện tích có thể xảy ra hạn tập trung những xã không có công trình thủy lợi, việc sản xuất chủ yếu sử dụng nguồn nước suối, nước mạch, nước rỉ, giếng đào, giếng khoan là chính, hoặc những diện tích không thuộc khu tưới của công trình thủy lợi, những diện tích nằm ở hạ lưu nguồn nước. Các địa phương thường xuyên có diện tích cây công nghiệp bị hạn gồm: Thăng Hưng, Bình Giáo, Ia Drang, Ia Boòng, Ia Tôr, Ia Pia, Ia Drang và Ia Me. Đối với lúa nước và các loại hoa màu. Theo ông Nguyễn Văn Luyến – Trưởng phòng NN và PTNT huyện thì hiện nay các xã gồm Ia Băng, Ia Kly và Ia Tôr là 3 xã có khả năng cao nhất có lúa nước và các loại hoa màu bị hạn hán.
Với mục tiêu, hạn chế thấp nhất thiệt hại do hạn hán gây ra. Huyện Chư Prông đề ra các giải pháp gồm: Xác định vùng đảm bảo về nguồn nước để khuyến cáo nhân dân tập trung thâm canh; Xác định vùng có nguy cơ hạn hán, thiếu nước vận động người dân nên tổ chức gieo trồng sớm và xây dựng phương án chống hạn hoặc chuyển đổi sang cây trồng cạn ngắn ngày để tăng hiệu quả sản xuất và tiết kiệm nước; Vùng không có khả năng tưới, không chủ động được nguồn nước tưới, xa các công trình thủy lợi thì khuyến cáo nhân dân ngừng sản xuất để tránh thiệt hại do hạn hán; Nạo vét các kênh mương, bờ vùng, bờ thửa, gia cố các bờ đập, tiến hành kiểm tra và sửa chữa, tu bổ các công trình thủy lợi; Bố trí diện tích sản xuất không vượt quá năng lực phục vụ của công trình thủy lợi, chuyển đổi mùa vụ và cơ cấu cây trồng tại những nơi có khả năng thiếu nước, vận hành hợp lý các công trình điều tiết nước theo từng giai đoạn phù hợp với yêu cầu cây trồng; Xây dựng, cập nhật phương án phòng chống hạn cho phù hợp từng khu vực sản xuất, từng cây trồng cụ thể phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương; Thường xuyên cập nhật tình hình thời tiết, nguồn nước để điều chỉnh việc cấp thoát nước cho phù hợp với sản xuất.
Theo ông Nguyễn Văn Luyến – Trưởng phòng NN và PTNT huyện Chư Prông thì ở thời điểm cuối tháng 3 này trên địa bàn huyện chưa xuất hiện tình trạng thiếu nước sản xuất, tuy nhiên thực hiện kế hoạch phòng chống hạn của UBND huyện. Phòng NN và PTNT huyện đã đề nghị UBND các xã, thị trấn triển khai đẩy mạnh việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng cường sử dụng giống cây trồng chịu hạn, sử dụng ít nước ở các khu vực thường xuyên xảy ra hạn hán, thiếu nước; Quản lý chặt chẽ nguồn nước, hạn chế rò rỉ thất thoát nước; điều hoà lượng nước bơm, tưới giữa cây cà phê và cây lúa nước, không để xảy ra việc tranh chấp nước phục vụ sản xuất. Tổ chức bơm tưới cả ngày, đêm khi có nước để đảm bảo nguồn nước tưới cho cây trồng; sử dụng hợp lý nguồn nước, áp dụng các biện pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm cho lúa, cây trồng cạn; áp dụng biện pháp tưới bơm, tưới phun mưa, tưới nhỏ giọt, tưới luân phiên ... đối với cây công nghiệp. Bên cạnh đó là chuẩn bị sẵn sàng về máy móc, nhiên liệu, phương tiện cần thiết nếu xảy ra hạn thì tiến hành bơm, tát nước ở những nơi còn nguồn nước; Chủ động sử dụng kinh phí từ ngân sách địa phương và huy động các nguồn hợp pháp khác để thực hiện các giải pháp phòng, chống hạn hán. Với người dân thì tuyệt đối không phát triển diện tích cây trồng tự phát, thực hiện tốt việc gieo trồng theo đúng lịch thời vụ của UBND huyện, chủ động trong việc lấy nước vào ruộng.
Ông Luyến cho biết thêm: Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tăng cường khuyến cáo, hướng dẫn nông dân các biện pháp kỹ thuật canh tác, tiết kiệm nước, đồng thời đề nghị thành lập các Ban chỉ đạo sản xuất của xã, thị trấn, từ đó phân công các cho thành viên phụ trách địa bàn xuống thôn, làng hướng dẫn sản xuất, nắm bắt tình hình kịp thời, xử lý và báo cáo các vấn đề nảy sinh trong sản xuất, đề xuất giải pháp tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc nhanh chóng, kịp thời. Các địa phương chủ động theo dõi tình hình thời tiết, rà soát diện tích cây trồng có nguy cơ hạn hán, thường xuyên cập nhật số liệu, thông tin và báo cáo về phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xem xét, tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo kịp thời. 
 
                                                                    Bài, ảnh:  Khánh Linh
ĐĂNG KÝ NHẬN TIN

customer-service.png THÔNG TIN LIÊN HỆ:

1478004194_map-icon.png Địa chỉ:
16 Trần Phú, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai
1490597482_Phone.png Điện thoại: 02693.843.680
1478004801_fax-(1).png  Fax: 02693....
1478004004_Mail.png  Email: ubndchuprong@gialai.gov.vn
 
contract-(4).png THÔNG TIN BẢN QUYỀN:

Bản quyền thuộc về
UBND huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai
Chịu trách nhiệm chính: 
Ông Từ Ngọc Thông - Phó Chủ tịch UBND huyện
Giấy phép số: 04/GP-TTĐT ngày 26/6/2015 của Sở Thông tin và Truyền thông


 Chung nhan Tin Nhiem Mang
   Copyright © 2017 
Trang chủ | Tin tức Liên hệ | Mobile | Site map icontop.png