Những điều cần biết về bệnh sốt xuất huyết

01/07/2022
Bệnh sốt xuất huyết xảy ra quanh năm nhưng thường bùng phát vào mùa mưa từ tháng 7 đến tháng 11 hàng năm. Bởi đây là thời điểm thuận lợi để muỗi vằn sinh sôi, tạo điều kiện bùng phát dịch sốt xuất huyết Den

1. Bệnh sốt xuất huyết là gì?
– Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm gây dịch do virus Dengue gây nên.
– Trung gian truyền bệnh chủ yếu là muỗi Aedes Aegupti.
– Bệnh xảy ra quanh năm và thường gia tăng vào mùa mưa.
– Bệnh gặp ở cả trẻ em và người lớn.
2. Những triệu chứng và các giai đoạn bệnh?
Bệnh thường khởi phát đột ngột và diễn biến qua ba giai đoạn: Giai đoạn ủ bệnh, giai đoạn sốt và giai đoạn nguy hiểm.
– Giai đoạn ủ bệnh: kéo dài từ 3-10 ngày hoặc lên đến 14 ngày: giai đoạn này có thể không có triệu chứng.
– Giai đoạn sốt: người bệnh sốt cao đột ngột, liên tục; nhức đầu, chán ăn, buồn nôn; đau cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt; da xung huyết, thường có chấm xuất huyết ở dưới da; chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam.
– Giai đoạn nguy hiểm: thường vào ngày thứ 3-7 của bệnh. Người bệnh còn sốt hoặc đã giảm sốt; có thể có các biểu hiện lừ đừ, phù mi mắt, tràn dịch màng phổi, màng bụng, gan to, có thể đau, dấu hiệu của xuất huyết da niêm và tạng.
3. Những biến chứng của sốt xuất huyết?
– Trong giai đoạn nguy hiểm có thể gặp các biến chứng sau: xuất huyết niêm mạc, xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết não, xuất huyết nội tạng,… sốc, thậm chí tử vong.
4. Làm thế nào để điều trị sốt xuất huyết?
– Do chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên điều trị chủ yếu của bệnh là điều trị triệu chứng.
– Thời gian điều trị: từ 7 – 10 ngày tính từ ngày sốt đầu tiên.
– Người bệnh có thể điều trị tại nhà sau khi được bác sỹ chuyên khoa khám, xét nghiệm và tư vấn kỹ kế hoạch điều trị, theo dõi và chăm sóc bệnh ngoại trú cho người bệnh và thân nhân hiểu rõ.
– Khuyến khích người bệnh uống nhiều nước oresol hoặc nước sôi để nguội, nước trái cây (nước dừa, cam, chanh,…) hoặc nước cháo loãng với muối.
– Khi người bệnh sốt: lau mát, uống thuốc hạ sốt Paracetamol đơn chất, liều dùng từ 10-15 mg/kg/lần, cách nhau mỗi 4-6 giờ. Không dùng Aspirin, Analgin, Ibuprofen để điều trị sốt vì có thể gây xuất huyết, toan máu.
5. Cách thức phòng ngừa sốt xuất huyết?
Hiện nay vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh sốt xuất huyết. Biện pháp phòng bệnh chủ yếu là tránh muỗi đốt và diệt muỗi.
– Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy bằng cách:
+ Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.
+ Thả cá hoặc mê zô vào các dụng cụ chứa nước lớn (bể, giếng, chum, vại,…) để diệt lăng quăng/bọ gậy.
+ Thau rửa các dụng cụ chức nước vừa và nhỏ (lu, khạp,…) hàng tuần.
+ Thu gom, hủy các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh nhà như chai, lọ, mảnh chai, mảnh lu vỡ, ống bơ, vỏ dừa, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá,… dọn vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến.
+ Bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn/tủ đựng chén bát, thay nước bình hoa/bình bông.
– Phòng chống muỗi đốt:
+ Mặc quần áo dài tay.
+ Ngủ trong màn/mùng kể cả ban ngày.
+ Dùng bình xịt diệt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện diệt muỗi,…
+ Dùng rèm che, màn tẩm hóa chất diệt muỗi.
+ Cho người bị sốt xuất huyết nằm trong màn, tránh muỗi đốt để tránh lây lan bệnh cho người khác.
+ Trồng một số loại cây đuổi muỗi.
+ Xông tinh dầu để phòng và đuổi muỗi.
– Tích cực phối hợp với chính quyền và ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch./.
VHTT: Nguyễn Trọng Luyến
ĐĂNG KÝ NHẬN TIN

customer-service.png THÔNG TIN LIÊN HỆ:

1478004194_map-icon.png Địa chỉ: Làng Ó Kly, huyện Chư Prông
, tỉnh Gia Lai
1490597482_Phone.png Điện thoại: (0269)....
1478004801_fax-(1).png  Fax: (0269)......
1478004004_Mail.png  Email: iator.chuprong@gialai.gov.vn
 
contract-(4).png THÔNG TIN BẢN QUYỀN:

Bản quyền thuộc về UBND huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai
Chịu trách nhiệm chính: Ông Từ Ngọc Thông - Phó Chủ tịch UBND huyện
Giấy phép số: 04/GP-TTĐT ngày 26/6/2015 của Sở Thông tin và Truyền thông
   Copyright © 2018 
Trang chủ | Tin tức | Liên hệ | Site map icontop.png